Các trường hợp biến thể Bo mạch đồ họa tích hợp

  • Đối với card màn hình onboard thì cũng sẽ có 2 biến thể:
    • Trường hợp là card rời nhưng được đóng theo kiểu card màn hình onboard (Trường hợp này chỉ có trên máy tính xách tay)
    • Có trường hợp máy tính xách tay được trang bị card màn hình rời nhưng lại rất mỏng nhẹ, tại sao? Card rời thực tế nó là một bo mạch riêng biệt và có bộ xử lí đồ họa, bộ nhớ Video RAM và quạt tản nhiệt và thường được lắp cho máy tính để bàn. Vậy máy tính xách tay thì sao? Câu trả lời rất đơn giản, thay vì làm một khe cắm và lắp card lên đó, để tiết kiệm thời gian, công sức và để đảm bảo tính gọn gàng và mỏng nhẹ của máy tính xách tay thì nhà sản xuất sẽ lấy con chip của card màn hình này và hàn chết trên một khu vực riêng biệt trên bo mạch chủ (chính vì thế mà cái tên card màn hình rời trên máy tính xách tay được ra đời, thay vì lắp một bo mạch riêng biệt chứa chip xử lí đồ họa rời thì nhà sản xuất sẽ lấy con chip này và tích hợp lên một khu vực riêng biệt trên bo mạch chủ, tức rời ra và không dính dáng gì CPURAM giống như card màn hình onboard). Tuy nhiên mà cũng chính vì thế Bo mạch đồ họa độc lập trên máy tính xách tay rất khó thay thế do hàn chết trên bo mạch chủ.
  • Vậy Video RAM sẽ nằm ở đâu vì chip xử lí đồ họa của card màn hình rời sẽ đi đôi chung với Video RAM nằm trên cùng bo mạch chủ?
    • Câu trả lời là nhà sản xuất sẽ tích hợp luôn Video RAM lên trên con chip xử lí màn hình riêng biệt.
  • Trường hợp thứ hai: Đây chính là loại linh kiện mà bài viết hướng đến.
  • Vậy tại sao nó lại có tên là bo mạch đồ họa tích hợp?
    • Thực tế là chẳng có bo mạch nào ở đây cả. Đây chỉ là tên khoa học của loại phần cứng này thôi.